Cấu tạo mũ bảo hộ lao động
Bộ khung nón tạo khoảng cách khoảng 30 mm (1,2 inch) giữa vỏ mũ bảo hộ và đầu người đeo. Nhờ đó, nếu một vật thể va vào vỏ, tác động sẽ ít có khả năng truyền trực tiếp vào hộp sọ. Một số vỏ mũ bảo hộ có một sườn gia cố giữa dòng để cải thiện khả năng chống va đập.
Chất liệu mũ bảo hộ
Chất liệu chính là yếu tố quan trọng giúp đánh giá chất lượng cũng như độ bền của một chiếc mũ bảo hộ lao động.
Chất liệu ABS nguyên sinh
Nhựa ABS có công thức hóa học: (C8H8· C4H6·C3H3N)n – đây là sự kết hợp của 3 đơn phân tử là Acrylonitrile, Butadiene và Styrene. Vì vậy, ABS là sự cộng hưởng bởi 3 yếu tố: tính cứng, tính bền với nhiệt độ và hoá chất từ Acrylonitrile; tính dễ gia công và bền chắc từ Styrene và tính dẻo dai, chịu va đập từ Butadiene.
Ngoài ra, nhựa ABS còn có độ hút nước thấp, không độc hại, không mùi và tính chất cách điện ưu việt. Là vật liệu cứng nhưng không giòn, không dễ bị trầy xước và biến dạng dù ở nhiệt độ thấp hay cao. Do đó, mũ bảo hộ làm bằng chất liệu ABS được xếp vào hàng cao cấp đặc tính siêu nhẹ, chống bắt lửa, chống va đập mạnh… nên bảo vệ tối ưu cho vùng đầu nhưng vẫn tạo sự thoải mái khi sử dụng.
Các thương hiệu hàng đầu thế giới thường sử dụng nhựa ABS nguyên sinh để sản xuất mũ bảo hộ.
Chất liệu nhựa HDPE
HDPE (tên đầy đủ là Hight Density Poli Etilen), là nhựa được trùng phân từ poli-Etilen (có tỉ trọng cao) dưới áp suất thấp với các hệ xúc tác như crom/silic catalyst… HDPE là vật liệu khá quen thuộc, thường dùng để sản xuất túi ni lông và vật dụng bằng nhựa.
Dù không cao cấp bằng chất liệu ABS nhưng mũ bảo hộ làm từ nhựa HDPE cũng được đánh giá cao. Nhờ khả năng ít bị tác động dưới ngoại lực và chống phá khi tiếp xúc với các dung dịch dạng lỏng như axit đậm đặc, kiềm, muối, mưa axit… Ngoài ra, một đặc tính quan trọng của HDPE nữa chính là tính chịu nhiệt và chống lửa rất tốt, chỉ bắt cháy ở nhiệt độ 327 độ C, đảm bảo an toàn cho người lao động làm việc trong môi trường hàn điện.
Nhựa tái chế
Khi đã qua sử dụng, nhựa được thu gom về, phân loại và tái chế theo quy trình riêng để sản xuất nhựa tái chế. Tuy nhiên, nhựa tái chế thường chỉ được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thấp cấp hơn sản phẩm ban đầu. Vì vậy, mũ bảo hộ làm bằng nhựa tái chế thường có giá rẻ hơn nhưng lại không đảm bảo tính chịu nhiệt, tính chống va đập và độ bền cũng không cao như mũ bảo hộ làm từ nhựa ABS hay HDPE.
Những tiêu chuẩn của mũ bảo hộ chất lượng
Theo Cục Quản lý An toàn & Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA – Occupational Safety & Health Administration ), phải đội mũ bảo hộ khi làm việc ở những nơi có khả năng bị thương ở đầu do vật rơi.
Ngoài ra, cũng phải đội mũ bảo hộ khi làm việc ở những khu vực có nguy cơ tiếp xúc với các dây dẫn điện có nguy cơ rơi xuống đầu. Trong các loại môi trường này, cần có mũ bảo vệ được thiết kế đặc biệt để chống lại sự nguy hiểm của các cú sốc điện.
Mũ bảo hộ phải được OSHA phê duyệt, đáp ứng các tiêu chí tối thiểu được thiết lập theo Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) và Hiệp hội Thiết bị An toàn Quốc tế (ISEA), theo tiêu chuẩn ANSI / ISEA Z89.1-2009 hiện hành.