Chất liệu
Găng tay bảo hộ được làm từ nhiều vật liệu khác nhau
Mỗi lĩnh vực sẽ có loại găng tay bảo hộ đặc trưng, làm từ chất liệu khác nhau. Tùy vào ngành nghề và môi trường làm việc, bạn chọn cho mình loại găng tay phù hợp. Có thể kể đến một số loại găng tay phổ biến và vật liệu làm ra chúng, như:
- Găng tay cách điện: tất cả các loại găng tay chống điện đều được làm bằng cao su thiên nhiên. Một số loại có thể kết hợp thêm da để tăng sự thoải mái và chống rách.
- Găng tay chống cắt: được làm bằng vải sợi Kevlar hoặc inox.
- Găng tay chống acid hoặc bazơ mạnh: dùng trong công nghiệp hóa màu, phòng thí nghiệm… gồm có: bông, polyester, cao su tổng hợp, nitrile, fluoroelastomer, PVA, PVC, vinyl và viton.
- Găng tay chống dầu: vật liệu chính là cao su thiên nhiên hoặc cao su tổng hợp.
- Găng tay chống lửa (găng tay cứu hỏa): có sức bền cao, chống cháy, chống thấm nước, chống đâm thủng được dùng trong các hoạt động chữa cháy. Chất liệu gồm có: da thuộc, lót bằng cotton, vật liệu nhôm hóa…
- Găng tay y tế: giúp tiệt trùng, không thấm nước, được làm bằng: nitrile, cao su, vinyl và cao su tổng hợp…
Vừa vặn, thoải mái
Găng tay phải vừa vặn, thoải mái
Găng tay không những có chức năng đảm bảo an toàn lao động mà còn đóng vai trò là một người bạn thân thiết, đồng hành cùng người dùng trong quá trình làm việc. Do đó, chọn găng tay cũng giống như chọn quần áo hoặc giày dép. Bạn nên chú ý chọn loại găng tay vừa vặn, ôm vừa sát bàn tay, cổ tay để thuận tiện trong thao tác và tăng cường khả năng bảo vệ.
Luôn thử trước khi mua
Dù găng tay bảo hộ lao động có nhiều size hoặc chỉ có một size chung thì bạn vẫn nên thử trước khi quyết định mua. Hãy dành một vài phút, mang thử bao tay xem có thoải mái hay không, có giúp cho quá trình lao động diễn ra an toàn, dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn không. Đối với những loại găng tay thông thường như găng tay làm vườn, găng tay y tế… thì không cần thiết phải thử, nhưng những loại găng tay chuyên dụng như chống cháy, chống cắt, chống dầu, chống acid… thì luôn luôn cần.