
Bước 1: Xác định mức ồn của bạn
Đã xác định được mức ồn và tần số âm thanh tương ứng hay chưa (dB và Hz)?
Nếu chưa, hãy xem danh sách các nguồn gây tiếng ồn phổ biến ở cuối bài. Trên một số máy móc và dụng cụ điện, bạn có thể nhìn thấy mức ồn dB trong sách hướng dẫn sử dụng hoặc được ghi trên nhãn của thiết bị đó.
Nếu có, làm giống như ví dụ này: giá trị tiếng ồn tính toán khuyến cáo khi sử dụng nút tai chống ồn là nhỏ hơn 85dB (A). Vì vậy, lấy mức ồn dB trừ đi 85dB sẽ được mức ồn tối thiểu cần phải giảm để bảo vệ người lao động. Điều quan trọng là đưa ra mức giảm vừa đủ nhưng không giảm quá nhiều để ảnh hưởng đến người lao động. Cần hiểu rõ mức ồn tiếp xúc trong toàn bộ ca làm việc và lựa chọn nút tai chống ồn trên cơ sở của mức độ tiếp xúc đó, và không sử dụng mức ồn cao nhất đo được giống như hướng dẫn của bạn.
Ví dụ:
Nếu bạn sử dụng máy cưa, và mức ồn dB là 110 dB (A). Giá khuyến cáo cho ngưỡng chịu đựng của tai là dưới 85 dB (A). Do đó, bạn cần một nút tai chống ồn có khả năng làm giảm ít nhất 25 dB (110-85 = 25).
Khi xem xét lựa chọn một nút tai chống ồn với một mức độ bảo vệ thấp hơn:
Thời gian tiếp xúc có ít hơn bốn giờ? Mức độ bảo vệ của nút tai chống ồn dựa trên tiếng ồn tiếp xúc trong vòng 8 giờ làm việc. Nếu tiếp xúc ít hơn, bạn nên xem xét lựa chọn một mức độ bảo vệ thấp hơn.
Bạn có cần phải nghe thông tin quan trọng từ các đồng nghiệp, tín hiệu cảnh báo v.v…? Hãy xem xét lựa chọn một mức độ bảo vệ thấp hơn hoặc sử dụng nút tai chống ồn cân bằng điện tử.
Bạn có bị mất thính lực không? Nếu bạn là một người khiếm thính, có thể bạn gặp khó khăn trong việc giao tiếp trong môi trường ồn ào. Nếu bạn chọn thiết bị bảo vệ thính giác mức độ cao nhất, thậm chí bạn có thể cảm thấy khó khăn hơn khi giao tiếp hoặc lắng nghe các tín hiệu cảnh báo.
Khi xem xét lựa chọn một nút tai chống ồn với một mức độ bảo vệ cao hơn:
Tiếng ồn chủ yếu phát sinh ở dải tần số thấp? Nếu tiếng ồn tần số thấp là chủ yếu, bạn nên xem xét lựa chọn một mức độ bảo vệ cao hơn vì tiếng ồn tần số thấp rất khó để triệt tiêu.
Bạn có cần phải đeo kính bảo hộ, mặt nạ v.v…? Khi sử dụng kết hợp thiết bị bảo vệ thính giác với kính bảo hộ, mặt nạ phòng độc, v.v… đảm bảo rằng không làm ảnh hưởng đến năng suất lao động. Nếu bạn không chắc chắn, tìm kiếm thêm tư vấn và hướng dẫn hoặc lựa chọn một nút tai chống ồn với mức độ bảo vệ cao hơn một chút.
Có bất kỳ nguồn tiếng ồn nào khác gần đó? Nếu có nguồn tiếng ồn khác gần đó, bạn nên cân nhắc lựa chọn một mức độ bảo vệ cao hơn.
Bước 2: Chọn kiểu nút tai chống ồn phù hợp
Nơi làm việc của bạn có yêu cầu phải đội một chiếc mũ cứng không? Nếu có, hãy chọn một nút tai có khe cắm. Hãy chắc chắn rằng chiếc mũ cứng mà bạn dùng có khe cắm phổ thông có thể được sử dụng kết hợp với nút tai đó.
Bạn có cần phải đeo một chiếc mũ có chóp hoặc cho một chiếc mũ chống nắng? Nút tai chống ồn vòng cổ có thể được đeo vòng quanh cổ, vì vậy người sử dụng có thể dùng chúng với mũ có chóp, mũ cứng rộng vành hoặc mũ không có khe cắm.
Bước 3: Các yêu cầu khác
Tiếng ồn có gián đoạn hay không, hay bạn phải di chuyển ra vào các khu vực có tiếng ồn? Hãy xem xét lựa chọn một nút tai chống ồn cân bằng điện tử. Nút tai chống ồn cân bằng điện tử có khả năng ngăn chặn tiếng ồn tức thời hoặc gián đoạn trong khi vẫn cho phép dự đoán tình huống.
Bạn đang làm công việc đơn điệu hay cố định mà không cần phải nghe tín hiệu cảnh báo, v.v…? Lựa chọn một nút tai chống ồn tích hợp sẵn tín hiệu radio bằng tần AM/FM. Những nhân viên sử dụng nút tai chống ồn radio có năng suất cao và có động lực hơn trong công việc.
Bạn đang làm công việc đơn điệu và cần phải nghe tín hiệu cảnh báo, v.v…? Lựa chọn một nút tai chống ồn radio với cả hai băng tần AM/FM và chức năng cân bằng mức ồn.
Những nguồn ồn phổ biến
Dưới đây là những ví dụ về những nguồn gây tiếng ồn với giá trị mức ồn tương đương gần đúng dB (A). Những ví dụ này chỉ được sử dụng như hướng dẫn vì các giá trị có khoảng dao động rất lớn. Khoảng cách đến nguồn ồn và môi trường xung quanh cũng sẽ ảnh hưởng đến mức ồn.
